Địa lý Gyeongju

Seokguram (Thạch Quật am) trên dốc núi Toham[49]

Gyeongju nằm ở góc đông nam của tỉnh Gyeongsang Nắc, và tiếp giáp với thành phố trực thuộc trung ương Ulsan ở phía nam. Trong địa bàn tỉnh, thành phố giáp với Pohang ở phía bắc, Cheongdo ở tây nam, và Yeongcheon ở tây bắc.[1] Gyeongju nằm cách 50 kilômét (31 mi) về phía bắc của Busan.[2] Phía đông thành phố là biển Nhật Bản.[1]

Hầu hết Gyeongju nằm trên bồn địa Gyeongsang, nhưng có một số vùng của thành phố thuộc về bồn địa Pohang như Eoil-ri và Beomgok-ri tại Yangbuk-myeon, và một phần của Cheonbuk-myeon. Khu vực bồn địa Gyeongsang gồm có tầng đá xâm nhập của đá trầm tích Bulguksa, chủ yếu là đá hoa cương và đá porphyry. Ngược lại, bồn địa Pohang được tạo thành từ những địa tầng trong thời kỳ phân đại Đệ tam của Đại Tân sinh, bao gồm đá mácma, đá trầm tích, porphyry, cát kếtđá tro núi lửa.[50]

Các ngọn đồi thấp xuất hiện ở khắp Gyeongju. Cao nhất trong số chúng là dãy núi Taebaek, chạy dọc ranh giới phía tây của thành phố. Đỉnh cao nhất Gyeongju là núi Munbok (文福山) với 1.014 mét (3.327 ft) trên mực nước biển. Đỉnh này nằm tại Sannae-myeon, trên ranh giới với Cheongdo.[51] Ở phía đông dãy Taebaek có núi Danseok thuộc dãy Jusa.[52] Các đỉnh phía đông, bao gồm núi Toham, thuộc dãy núi Haean và dãy núi Dongdae.[53][54]

Các núi chính và mô hình tiêu nước của Gyeongju. Các núi 500 đến 700 m (1.600 đến 2.300 ft) có màu lục, cao hơn 700 m (2.300 ft) có màu tím. Ba núi còn lại có màu xám và cao dưới 500 m (1.600 ft).

Hệ thống tiêu nước của Gyeongju được hình thành với sự ảnh hưởng của các ngọn núi.[6] Dãy núi Dongdae chia một khu vực cân núi hẹp về phía đông của nó, và các hệ thống sông nội địa ở phía tây. Hầu hết vùng nội địa của thành phố thoát nước ra con sông nhỏ mang tên Hyeongsan, sông này chảy lên phía bắc từ Ulsan và đổ ra biển ở cảng Pohang. Các chi lưu chính của Hyeongsan bao gồm Bukcheon và Namcheon, hợp lưu tại bồn địa Gyeongju.[6]

Góc tây nam của Gyeongju, ở bên kia dãy Taebaek, thuộc hệ thống sông Geumho, và sau đó hợp lưu vào sông Nakdong. Một khu vực nhỏ ở phía nam, phía tây dãy Dongdae, thuộc lưu vực sông Taehwa, đổ ra vịnh Ulsan.[55][56]

Bờ biển của Gyeongju trải dài 36,1 kilômét (22,4 mi)[Chuyển đổi: Số không hợp lệ] giữa Pohang ở phía bắc và Ulsan ở phía nam.[57] Thành phố không có hòn đảo hay vịnh lớn nào, chỉ có các vùng lõm nhỏ bởi các dòng suối nhỏ đổ ra từ sống núi Dongdae. Do vậy, thành phố không có các cảng quan trọng, mặc dù có đến 12 cảng nhỏ.[58] Một trong số các cảng ở góc đông nam Gyeongju là căn cứ Ulsan của Cảnh sát biển Quốc gia. Căn cứ này chịu trách nhiệm bảo đảm an ninh trên một vùng rộng thuộc bờ biển đông-trung Hàn Quốc.[59][60][61]

Khí hậu

Do nằm ở ven biển, Gyeongju có khí hậu ôn hòa và ẩm ướt hơn một chút so với các vùng nội địa của Hàn Quốc. Tuy nhiên, về tổng thể, thành phố vẫn mang nét khí hậu chung của đất nước. Thành phố có một mùa hè nóng và mùa đông mát, gió mùa kéo dài từ tháng 6 đến đầu tháng 8. Cũng như những nơi khác ở bờ biển phía đông bán đảo Triều Tiên, các cơ bão mùa thu thường không xuất hiện. Lượng mưa trung bình là 1.091 milimét (43,0 in), và nhiệt độ trung bình là 12,2 °C (54,0 °F)[Chuyển đổi: Số không hợp lệ].[62]

Trung tâm lịch sử của thành phố Gyeongju nằm bên bờ sông Hyeongsan tại bồn địa Gyeongju. Vùng đất thấp này thường bị ảnh hưởng bởi các trận lụt định kỳ theo sử sách, thường là do ảnh hưởng của bão. Theo Biên niên sử, tính trung bình 27,9 năm có một trận lụt lớn, bắt đầu từ thế kỷ 1.[63] Các kỹ thuật cơ giới hóa hiện đại đã khiến các trận lụt giám bớt vào cuối thế kỷ 20. Trận lụt lớn gần đây nhất xuất hiện vào năm 1991, khi hồ chứa Deokdong bị tràn đập do ảnh hưởng của bão Gladys.[64]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Gyeongju http://168.126.177.50/pub/docu/kr/AD/BC/ADBC2008SA... http://www.brisbanetimes.com.au/travel/saving-face... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/326010/K... http://english.chosun.com/site/data/html_dir/2009/... http://news.donga.com/fbin/output?n=200804050095 http://www.encyber.com/search_w/ctdetail.php?maste... http://www.encyber.com/search_w/ctdetail.php?maste... http://www.encyber.com/search_w/ctdetail.php?maste... http://www.encyber.com/search_w/ctdetail.php?maste... http://www.encyber.com/search_w/ctdetail.php?pno=&...